Spirulina có hỗ trợ bệnh viêm loét dạ dày?

14/11/2023
2082 lượt xem

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh tiêu hóa xuất hiện khi dạ dày tá tràng bị viêm, loét.

Trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, các vết loét niêm mạc thường xuất hiện ở dạ dày và phần đầu của tá tràng. Niêm mạc đường tiêu hóa là lớp màng bên trong cùng, có chức năng sản xuất chất nhầy và enzyme để hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Sự tổn thương của niêm mạc, chủ yếu là do vi khuẩn H.pylori và thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs), sẽ gây ra tình trạng viêm loét dẫn đến cơn đau thượng vị và một số triệu chứng khác gây khó chịu cho người bệnh. Bên cạnh đó, khi niêm mạc bị tổn thương, nó sẽ làm suy giảm khả năng sản xuất chất nhầy, tạo điều kiện cho acid dạ dày phá hủy lớp mô bên dưới.

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh có thể chữa được hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, các vết loét có thể tiến triển sâu và nhiều hơn. Người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng nguy hiểm của bệnh, gồm:(1)

– Hẹp môn vị
– Thủng dạ dày
– Xuất huyết tiêu hóa
– Ung thư dạ dày

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường được biết đến như ăn thức ăn cay, thực phẩm không lành mạnh và căng thẳng thần kinh. Tuy nhiên, đây là một quan điểm không hoàn toàn chính xác khi nói về nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày.

Hiện nay, chưa có đủ bằng chứng khẳng định thức ăn và sức khỏe tâm thần có thể trực tiếp dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Stress căng thẳng), cũng như một số loại thực phẩm cay nóng có thể gây kích ứng và làm xấu đi tình trạng của vết loét dạ dày tá tràng, nhưng đây không phải là tác nhân trực tiếp tổn thương dạ dày và gây ra những vết loét.

Tương tự với rượu bia và những loại đồ uống có cồn khác, dù được đặt vào danh sách những thực phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng cũng không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Song, người bị viêm loét dạ dày tá tràng, nếu không kiêng hoặc hạn chế rượu bia sẽ khiến các vết loét phát triển mạnh, dẫn đến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, rượu bia tiềm ẩn khả năng làm tăng đáng kể sự tổn thương của dạ dày.(2)

Triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng

Tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ thể mà mỗi người sẽ có những triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng khác nhau. Thậm chí, một số bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng không triệu chứng.

Hiệp hội Tiêu hóa Hoa kỳ cho biết, những triệu chứng thường gặp ở bệnh gồm:

– Xuất hiện các cơn đau thượng vị
– Đau nhói hoặc đau rát thượng vị 2 đến 5 tiếng sau ăn, khi bụng đói hoặc về đêm
– Buồn nôn và nôn mửa
– Chướng bụng, đầy hơi

Đối với những cơn đau rát vùng thượng vị, người bệnh có thể ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa nhằm làm thuyên giảm cơn đau. Tuy nhiên, đây là một cách làm giảm cơn đau tức thời và không thể duy trì kết quả lâu. Bên cạnh đó, cách này tùy vào thể trạng của mỗi người mà có tác dụng hay không. Vì vậy, bạn có thể tham khảo cách làm giảm đau tức thời này nhưng đừng xem nó là một cách chữa trị tại nhà chính thức.(3)

Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số triệu chứng báo động khả năng biến chứng chảy máu và ung thư:

– Phân đen hoặc có lẫn máu đỏ
– Nôn mửa nhiều, có lẫn máu
– Giảm cân đột ngột, không lý do
– Thiếu máu không rõ lý do
– Nuốt nghẹn kéo dài
– Sờ được khối u ở bụng

Người nghi bị viêm loét dạ dày tá tràng cần đi đến bác sĩ ngay lập tức để có những phương pháp điều trị đúng và kịp thời.

Đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh

Theo dữ liệu từ Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Mỹ, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 60 với 68%. Ở giai đoạn này, khảo sát cho thấy nam giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nữ giới. Trong khi đó, viêm loét dạ dày tá tràng xảy ra ở những đối tượng dưới 60 tuổi chiếm 32%.

1. Người sống tại những nơi tiềm ẩn vi khuẩn HP

Những người sinh sống tại nơi có điều kiện vệ sinh kém sẽ có nhiều nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng vì đây là những nơi tiềm ẩn khả năng cao nhiễm vi khuẩn HP.

Bên cạnh đó, các bác sĩ và các điều dưỡng cũng có khả năng nhiễm bệnh nếu các máy móc nội soi không được khử trùng đúng cách và bị lây vi khuẩn HP từ đó.

2. Người lạm dụng thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không steroid là một trong hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng. Loại thuốc này làm suy giảm nghiêm trọng khả năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày và cản trở quá trình lành ổ loét.

Theo báo cáo, những bệnh nhân sử dụng thuốc NSAID liên tục sẽ phải đối mặt với 4% các biến chứng do loét có thể ảnh hưởng đến tính mạng

3. Người sử dụng nhiều rượu bia

Rượu bia không phải là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày tá tràng nhưng đây là một tác nhân nguy hiểm khiến bạn đối mặt với nguy cơ cao mắc bệnh. Lý do là vì rượu bia có khả năng phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, đồng thời tăng acid trong dạ dày khiến gây ra sự tổn thương và viêm loét ở dạ dày.

4. Người dễ bị căng thẳng thần kinh

Người thường xuyên hoặc dễ bị căng thẳng thần kinh sẽ gặp nhiều nguy cơ viêm loét dạ dày hơn người khác. Tùy thuộc về sức khỏe tâm thần nhưng khi căng thẳng, cơ thể sẽ kích thích dạ dày tiết ra acid nhiều hơn. Từ đó, chất acid này sẽ tác động xấu đến dạ dày tá tràng.

5. Người có chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn uống không khoa học hay ăn uống không điều độ, đi kèm với lối sống không lành mạnh được xem là những tác nhân gây rối loạn sự điều tiết acid dạ dày. Khi acid được tiết ra nhưng không có thức ăn bên trong dạ dày, acid sẽ “tấn công” chất nhầy khiến cho lớp niêm mạc giảm đi sự bảo vệ, nó dễ dàng bị tổn thương bởi các tác nhân khác .

Spirulina hỗ trợ giảm các cơn đau dạ dày

Spirulina là thực phẩm dinh dưỡng tính kiềm (sống trong môi trường kiềm có PH = 8,5 -10), vừa có thể trung hòa axit vừa làm lành ổ loét. Tính kiềm của tảo chính là yếu tố quyết định khiến người viêm loét dạ dày tá tràng dịu cơn đau sau chưa đầy 30 phút.

viêm loét dạ dày tá tràng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tìm cửa hàng
Gọi trực tiếp
Chat ngay
Chat trên Zalo
Trang web này sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie.