Cục máu đông là gì?
Cục máu đông (huyết khối) là kết quả của quá trình đông máu, tức là máu đang ở trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái gel rắn. Tình trạng này thường xảy ra khi mạch máu bị tổn thương, giúp máu ngừng chảy và bảo vệ cơ thể.
Khi mạch máu bị tổn thương, rách sẽ thu hút tiểu cầu tập trung tạo thành một khối tại vị trí đó. Đồng thời các tiểu cầu tiếp tục phát ra tín hiệu nhằm thu hút các tiểu cầu khác và các yếu tố đông máu, tạo ra một loạt các phản ứng kế tiếp.
Kết quả của các chuỗi phản ứng này sẽ tạo ra những đoạn dài với tên gọi fibrin, nhằm ngăn chặn sự thất thoát hồng cầu. Các sợi fibrin cùng với các nút tiểu cầu sẽ tạo ra một khối gọi là cục máu đông. Cục máu đông sẽ giúp ngăn ngừa sự chảy máu và chữa lành vết thương.
Cục máu đông có những loại nào?
Có 3 loại cục máu thường gặp dựa vào vị trí xuất hiện của nó trên cơ thể. Bao gồm:
- Cục máu đông ở tĩnh mạch nông: Thường nằm tại các tĩnh mạch nông trên bề mặt da.
- Cục máu đông ở tĩnh mạch sâu: Máu đông sẽ nằm tại các tĩnh mạch sâu ở cơ thể, với các vị trí thường gặp như: Não, đùi, chân, xương chậu,… Gặp ít hơn ở các vị trí như: Cánh tay, gan, thận,…
- Tình trạng thuyên tắc phổi: Đây là tình trạng rất nguy hiểm, xảy ra khi cục máu đông ở tĩnh mạch sâu bị vỡ và di chuyển đến phổi, từ đó gây tắc nghẽn ở phổi. Bệnh có thể khiến người mắc tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Cục máu đông được hình thành theo cơ chế bảo vệ tự nhiên khi cơ thể bị thương
Khi nào cục máu đông sẽ gây ra nguy hiểm?
Cơ chế hình thành cục máu đông bản chất vẫn là để bảo vệ cơ thể và giúp chữa lành các vết thương ở mạch máu. Tuy nhiên, nếu huyết khối hình thành trong động mạch hay tĩnh mạch đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch: Hay còn được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
- Khi DVT di chuyển đến phổi và mắc kẹt sẽ hình thành thuyên tắc phổi (PE).
Trong một số trường hợp, cục máu đông tiếp tục lớn dần và không thể tự tan, gây ra hiện tượng bít tắc lòng mạch. Một cục máu đông bất thường sẽ ít có khả năng gây hại, tuy nhiên hầu hết các trường hợp, các huyết khối khi xuất hiện sẽ di chuyển theo dòng lưu thông máu.
Lúc này, huyết khối có thể bị vỡ và di chuyển theo tĩnh mạch đến phổi, tim hoặc não bộ gây tắc mạch máu, đặc biệt dẫn đến tình trạng cấp cứu nghiêm trọng là đột quỵ hoặc tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân nào dẫn đến cục máu đông
Cục máu đông được hình thành do cơ chế một số thành phần nhất định nào đó trong máu đặc lại, liên kết với nhau vào tạo thành một khối gel (bán rắn). Chúng thường được kích hoạt khi cơ thể bị chấn thương hoặc tự xảy ra bên trong mạch máu. Có khá nhiều tác nhân làm xuất hiện cơ chế hình thành cục máu đông này.
Cụ thể như sau:
- Do yếu tố thành mạch: Khi các tế bào nội mạc thành mạch bị tổn thương do các mảng xơ vữa hay tăng huyết áp sẽ gây hoạt hóa tiểu cầu, hình thành cục máu đông.
- Dòng chảy mạch máu bất thường: Khi dòng chảy bị ứ trệ do nhiều yếu tố gây ra (liệt, mạch máu bị chèn ép do khối u) sẽ thu hút và tăng nồng độ của tiểu cầu, dễ gây huyết khối.
- Do sự bất thường quá trình đông máu: Sự bất thường này có thể xảy ra khi mang thai, bệnh đông máu, uống thuốc ngừa thai,…
Ai có nguy cơ gặp phải cục máu đông?
Cục máu đông có thể gặp ở bất cứ ai, tuy nhiên những đối tượng sau đấy có nguy cơ cao hơn cả:
- Người cao huyết áp, mắc bệnh béo phì thường gây ra các mảng xơ vữa động mạch
- Người mắc bệnh về tim như: Mạch vành, rung nhĩ,…
- Người ít vận động: Liệt người, sau phẫu thuật,…
- Người mắc các bệnh chuyển hóa như tiểu đường, mỡ máu
- Có người thân trong gia đình đã từng bị cục máu đông hoặc các biến chứng gây huyết khối
- Người thường xuyên sử dụng rượu bia, các chất kích thích độc hại, nghiện thuốc lá,…
- Người già cao tuổi mắc nhiều bệnh nền
- Người tham gia phẫu thuật
- Người có chế độ ăn uống không hợp lý, thói quen sinh hoạt không lành mạnh (ăn đồ dầu mỡ, thức ăn nhanh, nhiều đường, thức khuya, căng thẳng,…)
Các mảng xơ vữa gây cục máu đông
Nhận biết các triệu chứng cục máu đông
Cục máu đông có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể. Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện huyết khối mà người mắc sẽ có những triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
- Triệu chứng cục máu đông ở tĩnh mạch chân, cánh tay: Người bệnh có thể bị sưng tại vị trí huyết khối xuất hiện hoặc sưng cả cánh tay, chân. Kèm theo đó là những cơn đau nhức âm ỉ. Cánh tay, chân cũng có những vệt màu sắc xanh, đỏ khác thường.
- Triệu chứng cục máu đông ở tim: Người mắc cảm thấy đau ngực, khó thở, cơn đau có thể lan sang cánh tay, đôi khi đổ mồ hôi lạnh, buồn nôn.
- Triệu chứng cục máu đông ở phổi: Khó thở, tức ngực, ho dữ dội có thể ra máu, đổ mồ hôi, sốt, choáng váng là những dấu hiệu khi người bệnh có huyết khối nằm trong phổi.
- Triệu chứng cục máu đông ở não: Người mắc sẽ có những cơn đau đầu đột ngột, hoa mắt chóng mặt, mắt mờ, tầm nhìn giảm, chân tay yếu thường ở một bên…
Cục máu đông trong não gây tai biến mạch máu não như thế nào?
Cục máu đông trong não được xem là sát thủ hàng đầu gây ra tai biến với tỷ lệ lên đến 80%. Khi mạch máu xuất hiện máu đông sẽ bị tắc nghẽn, gây hẹp lòng mạch, giảm lưu thông máu và oxy lên não. Điều này sẽ gây rối loạn tuần não như đau đầu, thiếu máu não và nguy hiểm hơn là tai biến mạch máu não.
Ngoài ra, cục máu đông được hình thành ở các bộ phận khác trên cơ thể (điển hình như tim) có thể di chuyển đến não và bị tắc ở đó cũng gây tai biến.
Người bị tai biến do cục máu đông thường có các dấu hiệu như:
- Mặt lệch, miệng méo, khó nuốt
- Khó giao tiếp, nói ngọng
- Nửa người có thể bị tê liệt, tay chân yếu, khó thực hiện ngay cả những động tác đơn giản như cầm nắm.
- Cơ thể mệt mỏi, đau đầu, mắt không nhìn rõ,…
Tai biến mạch máu não rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người mắc. Bệnh cần được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời, tránh để lại hậu quả nặng nề.
Cục máu đông trong não gây tắc mạch, tăng nguy cơ tai biến
Các cục máu đông trong các tâm thất của tim có thể di chuyển lên não gây tắc nghẽn các mạch máu não và gây ra các biến chứng như: tai biến mạch máu não, suy não, suy giảm trí nhớ, đột quỵ. Nattokinaza trực tiếp phá vỡ các cục sợi fibrin. Hơn nữa nó cũng tăng cường sản sinh ra plasimin (enzym nội sinh trong cơ thể làm tan fibrin) bằng cách kích hoạt các chất làm tan cục máu đông khác như Uroki-nase, TPA.